Posts filed under ‘PR’

TYM xin chào tất cả !

Photobucket

Xin chào tất cả các bạn!

Xuất phát từ nhu cầu tìm hiểu về Marketing ngày càng cao của các bạn trẻ, chúng tôi, ban admin của toiyeumarketing.com (TYM) đã làm việc hết sức vất vả để cho ra đời 1 weblog chuyên về nghề đầy tính sáng tạo và năng động này.

Hôm nay, ngày 2-5-2008, website http://www.toiyeumarketing.com xin chính thức ra mắt cộng đồng online. TYM vẫn còn rất non trẻ, vì vậy từng comment, từng góp ý chân thành với TYM sẽ luôn luôn được đón nhận và hết sức cần thiết cho con đường phát triển của website.

Chúng tôi sẽ cố gắng cung cấp những câu chuyện, bài học sống động cùng những kiến thức hữu ích cho các bạn – những người yêu Marketing, muốn tìm hiểu về Marketing hay những marketer luôn khao khát học hỏi, nâng cao kiến thức cho mình vì 1 tương lai Việt Nam Marketing không xa.

Một lần nữa, chào mừng đã đến với www.toiyeumarketing.com, và luôn hãy nhớ Marketing is all around us – Marketing luôn là những gì hết sức gần gũi với mỗi chúng ta.

www.toiyeumarketing.com

May 2, 2008 at 8:07 pm 2 comments

[PR] Mười lỗi PR lớn nhất

Photobucket - Video and Image Hosting

fe184_resize.jpg

Mục đích của việc quan hệ công chúng PR là miêu tả sinh động công việc kinh doanh của công ty theo một hình thức và phong cách tốt nhất. Không giống như quảng cáo, PR không trả tiền cho các phương tiện thông tin đại chúng để giữ chỗ đăng quảng cáo. Nhiệm vụ của PR là thu hút các phương tiện thông tin đại chúng chú ý đến bạn và sau đó chính các nhà báo sẽ tự viết bài về các hoạt động kinh doanh của công ty bạn.

Sau đây chúng tôi muốn giới thiệu với các bạn một số lỗi cơ bản khi thực hiện công việc PR:

1.Quỹ thời gian không hợp lý

Thời gian là nhân tố cốt yếu vậy mà nhiều nhân viên quan hệ công chúng lại chưa thấy rõ được tầm quan trọng của chúng. Việc chuẩn bị sắp xếp thời gian dành cho các đầu công việc chủ yếu là nhân tố quan trọng không thể thiếu. Một nhân viên PR cần cân nhắc quỹ thời gian hợp lý để đọc các tạp chí, các tờ báo cũng như các phương tiện thông tin đại chúng khác.

2.Cách sử dụng ngôn ngữ thiếu phong phú

Các thuật ngữ chuyên môn khó hiểu thường không gây được ấn tượng với các biên tập viên, họ là những người có rất ít thời gian để đọc tất cả các ấn bản xếp hàng dài dằng dặc trên bàn làm việc. Khôn ngoan nhất là biết dùng ngôn ngữ một cách giản dị, dễ hiểu và đi thẳng vào chủ đề.

3.Viết các ấn phẩm kém hấp dẫn

Các lỗi, những từ bị thiếu sót, câu cú thiếu ý tứ, dài dòng văn tự, và có cấu trúc bất cập, thiếu logic là những điểm yếu làm các ấn bản trở thành các sản phẩm kém chất lượng. Bạn cần thu hút sự chú ý của người đọc, vì thế bạn hãy nhanh chóng đi thẳng vào vấn đề chính, và theo đuổi các tin tức về các sự kiện hay các hoạt động. Hãy đảm bảo để những gì bạn viết ra thật cô đọng, súc tích và các chi tiết đều thích hợp.

4.Chú tâm đến cùng

Nếu muốn tiếng nói của mình giành được sự chú ý, thì bạn hãy lường trước các tình huống khi có ai đó gọi điện cho bạn và đặt ra các câu hỏi để biết thêm các thông tin chi tiết. Đã có rất nhiều các doanh nghiệp tự làm hỏng chiến dịch PR của mình vì không chuẩn bị chu đáo để kết thúc câu chuyện PR của mình một cách hoàn hảo.

5. Quá thổi phồng

Các phóng đại quá mức thường gây ra sự mệt mỏi có thể làm nảy sinh nghi ngờ trong tâm trí người đọc. Xin hãy nhớ: bạn đang cần thu hút sự chú ý các phương tiện thông tin đại chúng, bởi vậy hãy cung cấp cho họ các sự kiện có thật và có giá trị, hãy tránh việc đề cập quá tổng quát và tránh việc thổi phồng.

6. Thường xuyên phát hành các ấn phẩm không mục đích

Cũng giống như việc một đứa trẻ có thói quen khóc khi đòi bú, nếu bạn phát hành các ấn phẩm quá thường xuyên không nhằm một mục đích gì thì công việc PR của bạn sẽ rất ít tiến triển và người ta sẽ không chú ý đến những vấn đề bạn đưa ra. Cho đến khi có điều gì đó thực sự quan trọng xuất hiện, thì các biên tập viên lại đã quen với việc xóa đi những thông tin mà công ty bạn thường gửi đến cho họ. Vì vậy, bạn đừng nên cố gắng dựng lên quá nhiều các câu chuyện không có cơ sở.

7. Không có kiến thức báo chí

Có quá nhiều người thường cố gắng thực hiện một chiến dịch PR một cách thiếu hiểu biết. Việc đọc và thường xuyên cập nhật các thông tin mới nhất giúp bạn nắm được những gì đang diễn ra trên thế giới. Điều này cả đôi đường. Đầu tiên, bạn có thể sử dụng các thông tin địa phương hay thậm chí cả các thông tin trên thế giới để làm chất liệu hay minh họa cho các thông tin mà bạn sẽ đưa ra thêm phần sống động và có tính thuyết phục. Thứ hai, điều này còn giúp bạn có thể chủ động về mặt thời gian hơn trong việc phát hành các ấn phẩm PR.

8. Thiếu kế hoạch

Nếu bạn luôn “ở trên mây trên gió”, thì bạn không thể thực hiện tốt công việc PR được. Thật khó để xác định công việc tiếp theo sẽ là gì nếu bạn không lên trước một kế hoạch hành động. Bạn cần phải quyết định được ở đâu, khi nào, và bằng cách nào bạn sẽ tiếp tục tiến lên. Bạn cũng cần phải rất linh hoạt và luôn có các kế hoạch dự phòng trong đó dự kiến đến các tình huống xấu có thể xảy ra.

9. Không có sự giúp đỡ

Rất nhiều doanh nghiệp tiêu tốn các khoản tiền lớn vào việc thuê các đại lý PR với giá cắt cổ mà trên thực tế không cần thiết phải như thế. Trong khi đó rất nhiều công ty khác lại có hành động ngược lại: cố gắng tự mình làm tất cả mọi việc. Vậy điều quan trọng là các bạn tìm ta được một giải pháp trung hòa hợp lý.

10.Thiếu linh hoạt

Rất nhiều doanh nghiệp gắn bó với một tờ báo và đài truyền thanh, truyền hình cụ thể mà không hề nghĩ đến việc tìm kiếm các đối tác mới. Nếu biết linh hoạt để da dạng các phương tiện truyền thông nhằm thực hiện công việc PR của mình, có nghĩa là bạn đã vượt ra được khôn khổ hạn hẹp và vươn tới nhiều hình thái khác nhằm thu hút sự chú ý rộng rãi hơn. Hiện nay, trên thực tế, người ta đã biết cách tận dụng ưu thế của hình thức thư chào hàng để đưa ra các câu chuyện PR, hơn là gửi các câu chuyện theo một phương thức cũ tồn tại từ lâu là thông qua việc phát hành các ấn bản và các phương tiện thông tin đại chúng.

Thực hiện: Anh Hoa

Theo Allbusiness/ Bwportal

Photobucket

March 15, 2008 at 10:03 am 1 comment

[PR] QUAN HỆ PR – BÁO CHÍ: Môi hở răng lạnh

Photobucket - Video and Image Hosting

Tình cờ vào blog của anh NGO, thấy 1 bài viết của anh hay và rất thú vị nên đem qua đây.

clp1104066_veer.jpg

Ngày nay, hoạt động truyền thông ít nhiều gắn liền với hoạt động quảng bá thương hiệu doanh nghiệp, nên quan hệ giữa PR và báo giới cũng phải “theo kịp thời đại”. Từ góc độ người trong cuộc, chúng tôi xin ghi nhận một số điều đáng lưu tâm trong mối quan hệ này.

1. Đã có nhà báo trở thành PR và cũng đã có PR trở thành nhà báo. Một nhà báo đàn anh cho hay, ở Mỹ, nhiều phóng viên sau một thời gian làm nghề, chuyển sang làm PR cho doanh nghiệp. Tại VN, bước chuyển này đã dần dà phổ biến. Bởi với vốn liếng “quan hệ rộng, đầu mối thông tin tốt”, nhà báo có nhiều lợi thế khi bước vào lãnh địa PR. Doanh nghiệp nào mà chẳng muốn tuyển dụng một PR nguyên là phóng viên có tên tuổi, kinh nghiệm, quan hệ tốt với người trong và ngoài giới báo chí?

Tới nay, theo ghi nhận của chúng tôi, đã có một số nhà báo nữ về làm PR cho một công ty kinh doanh nhà đất, càphê, trung tâm Anh văn, tư vấn du học… Sau một thời gian biến mất trên mặt báo, họ “tái xuất giang hồ” với các đồng nghiệp báo bạn trên danh nghĩa mới: “Bây giờ tớ đã làm PR cho… Cậu nhớ ủng hộ thông tin nhé!”. Làm sao mà không “ủng hộ” cho được nếu như mình thấy tin về hoạt động của doanh nghiệp nọ đáng đăng?

Và tuy hơi hiếm, nhưng cũng đã có PR trở thành phóng viên. Anh T.-sau một thời gian làm P.R. cho một công ty tư vấn du học, đã phấn đấu trở thành phóng viên một tờ báo. Bước chuyển này có phần khó khăn hơn, do “lính mới” trong nghề báo phải tích lũy từ vốn kiến thức xã hội rộng, đến kỹ năng giao tiếp, khai thác nguồn tin… và có phạm vi hoạt động rộng gấp nhiều lần môi trường doanh nghiệp khi anh ta còn làm PR.

2. “Thông cáo báo chí. Để đăng ngay”-Rất nhiều nhà báo “dị ứng” với “mệnh lệnh” này khi nhận được thông tin từ PR. “Nó làm như nó là mẹ, là bố mình vậy. Đăng hay không, đăng như thế nào, đó gần như là quyền phán xử, định đoạt của ban biên tập. Nhiệm vụ của phóng viên là viết, viết sao cho chân thực, độc đáo, nóng hổi”-nhà báo không khỏi nghĩ ngợi thế. Càng thêm ngạc nhiên là nhiều công ty PR lạm dụng “mệnh lệnh” trên tự hào là họ “có tầm chuyên nghiệp quốc tế, hiểu biết văn hóa địa phương”.

Cho nên, một thông cáo báo chí tốt, đáp ứng tối đa yêu cầu của phóng viên là đảm bảo cung cấp lượng thông tin đầy đủ, nếu chuyên biệt cho từng báo thì càng tốt. Bởi mỗi báo phục vụ đối tượng bạn đọc khác nhau, nhu cầu nắm thông tin ít nhiều khác nhau. Một khi PR đã gởi thông tin, cách tốt (và tế nhị) nhất là đợi chờ (trong hồi hộp), dù có bị áp lực của khách hàng. Bởi nếu PR nôn nóng gọi lại hỏi thăm “Cái tin của em tới đâu rồi anh?”, phóng viên dễ có cảm giác mình đang bị “đòi nợ”, “dí chạy tới bến”.

3. “Anh viết dùm em một phóng sự thật “hoành tráng” vào. Phóng sự về… một sản phẩm mới được tung ra trên thị trường..”-đấy là “lời đề nghị khiếm nhã” của một PR “kém hiểu biết”. Ngoại trừ những trang báo “được đặt mua”, không có tờ báo nào có liêm sỉ mà lại đăng tải “phóng sự về sản phẩm”. Với những tờ báo uy tín hàng đầu với bạn đọc, ngay cả một cái tin nhỏ về sản phẩm còn chưa chắc “đi” được nữa là.

Vậy thì làm thế nào để phóng viên “cảm” được thông tin mà PR (và khách hàng) muốn chuyển tải đến bạn đọc trên mặt báo? Cách tốt nhất là hãy theo dõi những dạng thông tin mà mỗi tờ báo “chuộng”, hỏi ý phóng viên có quan tâm đến lĩnh vực, đề tài liên quan đến sản phẩm, dịch vụ mà mình đang cần quảng bá. Một phóng viên có kinh nghiệm sẽ biết mình nên xử lý thông tin thế nào để viết tin, bài đáp ứng được yêu cầu của bạn đọc. Nếu cảm thấy thông tin từ PR không phù hợp, chắc chắn anh ta sẽ từ chối vì không thể đi ngược lại tôn chỉ của mình và tòa soạn.

4. Một điều “tế nhị” không thể không nói tại mỗi buổi họp báo: có một số phóng viên “không mời mà đến”, làm PR “không biết xử làm sao”. Quả thật, trong làng báo cũng còn tồn tại những người kém tự trọng, đi họp báo vì “một cái gì đó” hơn là thông tin. Trong quá trình làm nghề, PR có kinh nghiệm sẽ nhận ra đâu là những nhà báo đam mê nghề nghiệp thật sự. Đó là những người mà PR cần “tham vấn” mỗi khi viết thông cáo báo chí, tổ chức sự kiện, họp báo.

Trong ngày 21/6, một nhà báo nhận được một cú điện thoại từ PR một doanh nghiệp lữ hành chúc mừng “Ngày Nhà báo VN”, đồng thời cũng là lời tạ lỗi: “Năm nay, công ty em không tổ chức tiệc mừng nhà báo được, do mấy lần trước, đều có những nhà báo không mời mà đến, hoạch họe đủ thứ…”. Nghe mà buồn cho những người mang danh “làm báo” mà thiếu… liêm sỉ-đức tính cần thiết của nhà báo.

5. Nhà báo làm… PR. Thời gian qua, một số nhà báo đã tổ chức họp báo, mời đồng nghiệp đi dự họp báo dựa trên mối quan hệ thân thiết với báo này báo nọ. Chuyện này đáng lo hơn đáng mừng, vì nhà báo rõ ràng đang “đá lộn sân”, tạo nên ánh mắt nghi ngại từ phía các đồng nghiệp báo bạn. Một cái tin, một bài không thể viết vì “nể bạn, quen quá không giúp cũng kỳ”. Thế nhưng chiều ngược lại, PR “trổ tài” làm báo, nếu viết được những bài hấp dẫn, độc đáo thì rất đáng khuyến khích.

6. Đã có một sự liên tưởng, ví von quan hệ PR – báo chí giống như… “môi hở, răng lạnh”, tựa như quan hệ của hàng không-du lịch… Thật ra, để quan hệ PR-báo chí bền vững, không gì hơn nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau. Nghĩa là PR “hiểu” công việc làm báo có tôn chỉ riêng, đồng thời nhà báo không để ngòi bút của mình bị lạm dụng, “tác động” bởi “mồi “của PR. Cầu cho mối quan hệ PR – báo chí tại VN ngày càng tích cực hơn, chứ không phải.. đen theo màu mực trên giấy trắng!

NGO

Photobucket

March 10, 2008 at 10:30 pm 2 comments

[JOB] TVM tuyển chuyên viên PR

Photobucket - Video and Image Hosting

Photobucket

Mô tả Công việc
– Thiết lập, duy trì và thường xuyên tạo dựng các mối quan hệ với cơ quan báo chí.
– Đề xuất các phương án quảng bá hình ảnh và sản phẩm của Công ty
– Duy trì và phát triển website Công ty.
– Lập kế hoạch và chịu trách nhiệm tổ chức các sự kiện, hội thảo, họp báo liên quan đến hoạt động của Công ty.
– Chịu trách nhiệm xây dựng các tài liệu truyền thông, thông cáo báo chí.
– Đầu mối tập hợp, lữu giữ những hình ảnh, video clip về các hoạt động, sự kiện của Công ty

Quyền lợi:
– Mức lương thoả đáng
– Môi trường làm việc sáng tạo, chế độ ưu đãi người tài
– Cơ hội đào tạo và phát triển bản thân
– Đầy đủ quyền lợi theo Luật Lao động
* Hồ sơ dự tuyển:
– CV chi tiết nêu rõ quá trình học tập, làm việc
– Các văn bằng chứng chỉ
– Bảng điểm (đối với ứng viên là sinh viên mới tốt nghiệp)

*Hồ sơ nộp qua email:tvm@tinhvan.com
Nhận hồ sơ hết ngày 28/2/2008. Ưu tiên những hồ sơ nộp sớm

http://www.tinhvan.com

Photobucket

February 19, 2008 at 11:49 am Leave a comment

[PR] Xây dựng kế họach PR trong 12 tháng

Photobucket - Video and Image Hosting

SSI0016849_Veer.jpg

Lên kế hoạch là một nhân tố quan trọng của quy trình giao tế công cộng (PR), song phần lớn những người làm PR đều bỏ qua nó hay chưa thực sự chú trọng tới nó. Lý do? Bởi vì nó rất khó và mất khá nhiều thời gian. Margie Zable Fisher, chủ tịch hãng PR Zable Fisher và tác giả cuốn sách Bộ công cụ Giao tế Công cộng tự mình thực hiện (Do-It-Yourself Public Relations Kit), nhận định rằng bản kế hoạch PR có thể được chi tiết hoá hay cơ bản hoá thành những nội dung nền tảng.

Tối thiểu nhất, bản kế hoạch PR nên bao gồm các hành động, các bước đi trong thời hạn 12 tháng. Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn PR, Margie Zable Fisher đã đưa ra những lời khuyên giúp các nhà làm PR thấy được cách thức đặt ra các mục tiêu và phát triển những hành động cụ thể thích hợp xuyên suốt cả năm.

Chuẩn bị hoạch định

Trước khi bắt tay vào xây dựng một bản kế hoạch PR, các nhà PR sẽ cần trả lời những câu hỏi sau:

– Túi tiền của mình như thế nào?

– Các mục tiêu kinh doanh mà mình mong muốn đạt được với bản kế hoạch này là gì?

– Thị trường mục tiêu của mình ở đâu?

– Các nguồn thông tin chính của mình là ai và ở đâu?

– Bản kế hoạch PR sẽ thích hợp như thế nào với các hành động tiếp thị khác?

– Thành công sẽ được đánh giá như thế nào?

Hãy trả lời cho từng câu hỏi riêng lẽ:

Túi tiền của mình như thế nào? Câu trả lời cho câu hỏi này khá khác nhau tuỳ thuộc vào lĩnh vực kinh doanh và kế hoạch phát triển của từng doanh nghiệp. Thông thường, ngân sách tiếp tiếp thị và PR chiếm khoảng 2% cho đến 10% tổng doanh thu dự kiến trong năm. Margie cho rằng con số tối thiểu phải là 5% tổng doanh số bán hàng trong năm cho các nỗ lực tiếp thị.

Các mục tiêu kinh doanh mà mình mong muốn đạt được với bản kế hoạch này là gì? Có một vài mục tiêu kinh doanh điển hình liên quan tới các hành động PR. Các nhà PR có thể có một vài mục tiêu cho bản kế hoạch PR của mình:

– Khuyếch trương một nhãn hiệu;

– Có được một số lượng nhất định các địa chỉ liên lạc hay một vài cuộc thảo luận mỗi tháng;

– Khuyếch trương một sản phẩm mới

– Thay đổi nhận thức trong thị trường.

Thị trường mục tiêu của mình ở đâu? Thị trường mục tiêu của mỗi doanh nghiệp là những phân đoạn khách hàng mà doanh nghiệp nghĩ rằng đủ điều kiện và có mối quan tâm tới việc mua sản phẩm hay dịch vụ.

Các nguồn thông tin, giới thiệu chính của mình là ai và ở đâu? Các nguồn thông tin, giới thiệu được xem như huyết mạch của doanh nghiệp. Cho dù họ là các khách hàng hiện tại, các đồng nghiệp ở những doanh nghiệp khác, hay những trang web quảng cáo, các nhà PR cần chắc chắn rằng sẽ khởi xướng những hành động PR với mục đích không ngừng nhắc nhở những nguồn thông tin, giới thiệu đó về doanh nghiệp, để họ có thể giới thiệu nhiều khách hàng tiềm năng hơn cho doanh nghiệp.

Bản kế hoạch PR sẽ thích hợp như thế nào với các hành động tiếp thị khác? Tuỳ thuộc vào ngành nghề kinh doanh, các nhà PR có thể lựa chọn những hành động khác nhau để bổ sung cho kế hoạch PR của mình, chẳng hạn như quảng cáo hay direct mail. Những hành động này sẽ có mối tương tác lên kết quả sau cùng. Thành công sẽ được đánh giá như thế nào? Điều này tuỳ thuộc vào các mục tiêu của bạn. Một vài mục tiêu rất cụ thể, chẳng hạn như 40 địa chỉ liên lạc hay 10 cuộc phỏng vấn trong tháng. Với những mục tiêu đó thì công việc đánh giá là khá dễ dàng. Còn những mục tiêu khác, chẳng hạn như nhận thức của thị trường về doanh nghiệp hay về nhãn hiệu, có thể được đánh giá thông qua các cuộc điều tra thăm dò.

 

Xây dựng bản kế hoạch PR

Giờ đã đến lúc xây dựng bản kế hoạch PR. Các nhà PR có thể sử dụng một ví dụ về bản kế hoạch PR sau đây như một hướng dẫn cho nhiệm vụ của riêng mình:

Các mục tiêu:

– Thay đổi nhận thức của công chúng từ một công ty thiết kế nội thất chung tới một công ty chuyên về nội thất “xanh”.
– Có được 30 cuộc hội thoại mỗi tháng.

Thị trường mục tiêu:

– Những bà mẹ, tuổi từ 30-50,

– Những hộ gia đình có thu nhập trên 50.000 USD/năm

– Những người sở hữu căn nhà có giá trị trên 100.000 USD

– Những người sinh sống ở vùng X

Các nguồn thông tin, giới thiệu:

– Các khách hàng hiện tại và trong quá khứ;

– Những chủ nhà bán các căn nhà có giá trị từ 100.000 USD trở lên tại vùng X;

– Những người đang sửa chữa cho các căn nhà có giá trị từ 100.000 USD trở lên tại vùng X

– Những nhà thiết kế nội thất khác không đặt trọng tâm vào thiết kế “xanh”.

Các hành động trong từng tháng:

1) Tháng 1:

– Đọc cuốn sách Bộ công cụ Giao tế Công cộng tự mình thực hiện (Do-It-Yourself Public Relations Kit).

– Xây dựng bản kế hoạch PR trong năm.

2) Tháng 2:

– Xây dựng các bản giới thiệu, tiểu sử và các thông cáo báo chí.

– Tham gia vào các buổi hội thảo của ngành thiết kế.

3) Tháng 3:

– Xây dựng mẫu, viết và gửi đi những bản Thư tin tức hàng tháng đầu tiên.

– Xây dựng lễ hội gọi là “Ngày Ngôi nhà Xanh Quốc Gia” sẽ được tổ chức trong tháng 11. Đăng ký với các cơ quan nhà nước để được phép tổ chức lễ hội.

4) Tháng 4:

– Thư tin tức hàng tháng .

– Công bố thông tin, khuyếch trương các thông cáo báo chí với nội dung: “Làm thế nào các bà nội trợ có thể có được một căn nhà an toàn hơn cho những đứa trẻ bằng nội thất “xanh”?”.

5) Tháng 5:

– Thư tin tức hàng tháng .

– Khuyếch trương bản thân như một chuyên gia về Phương thức khiến ngôi nhà của bạn an toàn hơn với nội thất “xanh”.

– Theo sát các khuyếch trương thông cáo báo chí.

6) Tháng 6:

– Thư tin tức hàng tháng .

– Tổ chức một vài buổi nói chuyện với những khách hàng tiềm năng về các thiết kế “xanh”.

7) Tháng 7:

– Thư tin tức hàng tháng .

– Xây dựng bản thông cáo báo chí mới và đăng tải chúng trên các phương tiện truyền thông về “Sự tham gia của tôi trong các thiết kế nhà xanh”.

8) Tháng 8:

– Thư tin tức hàng tháng .

– Làm việc với các ngôi nhà thiết kế mẫu.

9) Tháng 9:

– Thư tin tức hàng tháng .

– Viết và khuyếch trương bài báo về các “ngôi nhà xanh” trên các phương tiện truyền thông hay trong các thư tin tức gửi tới Hiệp hội các nhà bất động sản địa phương.

10) Tháng 10:

– Thư tin tức hàng tháng .

– Xây dựng bản thông cáo báo chí và đăng tải trên các phương tiện truyền thông về “Ngày lễ Ngôi nhà Xanh Quốc gia”.

11) Tháng 11:

– Thư tin tức hàng tháng .

– Chính thức tổ chức “Ngày lễ Ngôi nhà Xanh Quốc gia”

12) Tháng 12:

– Thư tin tức hàng tháng .

– Bữa tiệc ngày lễ tại ngôi nhà của mình.

Một bản kế hoạch PR tốt sẽ giữ vững cho các nhà PR đặt trọng tâm vào những hành động thích hợp để đạt được các mục tiêu kinh doanh. Và nó sẽ doanh nghiệp đi đúng con đường tới thành công kinh doanh.

 

(theo Bwportal)

Photobucket

February 15, 2008 at 8:50 am 17 comments

Older Posts


Feeds

Chúng tôi là MP6

Photobucket Blog cho những bạn yêu marketing của lớp MP6 (Marketing Pro 6) - trường VSIC TP Hồ Chí Minh

Contact us

Hùynh Vĩnh Sơn Y!M: huynh_vinh_son E-Mail: huynhvinhson1987@gmail.com Photobucket

Categories

Xem bài theo tháng, năm

Tổng số lượt truy cập

  • 146,683 hits

Xem bài viết theo ngày

May 2024
M T W T F S S
 12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031